
Chuyên bán Macbook Pro Air nhiều dóng nguyên zin cao cấp giá bình ổn
Sửa lỗi ổ cứng trên Macbook nhanh chóng
Sửa lỗi ổ cứng trên Macbook nhanh chóng, 25, Trung tâm Macbook, Uyên Vũ, Chuyên trang Trung tâm Macbook, 14/12/2016 14:15:40
Các phiên bản mới của hệ điều hành Mac OS X đã không còn yêu cầu bạn phải sửa quyền truy cập ổ đĩa. Tuy nhiên đó không phải vấn đề duy nhất có thể xảy ra với một ổ đĩa hoặc hệ thống tệp tin trên máy MacBook. Nhưng Mac OS X cũng chứa một số công cụ sửa chữa lỗi ổ đĩa, hệ thống tệp tin và phân vùng ổ đĩa.
Các công cụ sửa lỗi này có hiệu quả tương tự với lệnh chkdsk trên Windows để kiểm tra và sửa lỗi hệ thống dữ liệu, các lỗi vật lý... Tuy nhiên nếu không kết hợp cùng các tham số, lệnh này sẽ chỉ thực hiện ở chế độ mặc định, tức không sửa chữa bất kỳ một lỗi nào nếu nó phát hiện ra.
Cách 1: Sử dụng First Aid trong Disk Utility
Bạn có thể thực hiện kiểm tra sức khỏe ổ đĩa từ ứng dụng Disk Utility có trong hệ điều hành Mac OS X. Apple đã cập nhật giao diện của tiện ích này trên Mac OS X 10.11 El Capitan. Do đó nếu như người dùng đang sử dụng các bản Mac OS X khác thấp hơn có thể thấy giao diện trong ảnh chụp dưới đây có chút khác biệt.
- Bước 1: Bạn hãy nhấn tổ hợp phím Ctrl + Space hoặc mở tìm kiếm Spotlight và gõ Disk Utility rồi nhấn Enter. Hoặc bạn cũng có thể điều hướng đến thư mục ứng dụng, nháy đúp vào Utilities và tiếp tục nháy đúp vào shortcut Disk Utility.
- Bước 2: Trong ứng dụng Disk Utility, bạn cần chọn ổ đĩa hoặc phân vùng ổ đĩa muốn kiểm tra. Phân vùng ổ đĩa mặc định được đặt tên là Macintosh HD -> nháy đúp vào nút First Aid.
Bạn có thể chạy chức năng First Aid trên toàn bộ ổ đĩa hoặc một phân vùng ổ đĩa riêng. Quyết định này phụ thuộc phần lớn vào việc bạn chọn các thanh menu ở trên.
- Bước 3: Nhấp vào Run để bắt đầu kiểm tra ổ đĩa và tìm các lỗi phát sinh. Nếu tìm thấy lỗi ở ổ đĩa, hệ thống sẽ tự động sửa chữa tất cả cho người dùng.
Bạn có thể nhấp vào thông báo Show Details xổ xuống để xem thông tin chi tiết về các lỗi phát sinh. Bạn sẽ thấy một số thông báo như "Storage system check exit code is 0" và "File system check exit code is 0". Nếu thông báo trả về như trên tức là ổ đĩa hoạt động ổn định và không phát hiện thấy lỗi.
Cách 2: Khởi động vào chế độ Safe Mode
Một cách đơn giản để khắc phục lỗi ổ đĩa đó là khởi động vào chế độ Safe Mode. Ở chế độ Safe Mode hay còn gọi là Safe Boot, hệ thống sẽ tự động kiểm tra quá trình khởi động và sửa chữa những vấn đề phát sinh.
- Bước 1: Bạn giữ phím Shift trong lúc đang khởi động máy.
- Bước 2: Hãy đăng nhập bằng mật khẩu và máy Mac sẽ bắt đầu kiểm tra ổ đĩa. Tuy nhiên, quá trình này có thể khiến việc đăng nhập của bạn kéo dài hơn bình thường.
- Bước 3: Khi hoàn tất quá trình kiểm tra ổ đĩa bạn sẽ nhận được thông báo kết quả. Bạn khởi động máy Mac một lần nữa để quay trở lại màn hình làm việc ban đầu.
Cách 3: Chạy First Aid trong chế độ Recovery Mode
Trong một số trường hợp, máy Mac có thể phát hiện các vấn đề trên ổ đĩa hoặc hệ thống tệp tin nhưng không thể sữa chữa chúng. Đó là bởi máy tính đang chạy chế độ Live Mode, tức kiểm tra ổ đĩa trong lúc hệ điều hành đang hoạt động. Khi đó, người dùng khó có thể tiến hành sửa chữa ổ đĩa.
Tuy nhiên vẫn có một giải pháp cho vấn đề này là khởi động vào chế độ Recovery Mode. Ở trong chế độ này, bạn có thể sử dụng Disk Utility theo cùng một cách như hướng dẫn ở trên. Sau đó, máy Mac có thể sửa chữa được các lỗi trên ổ đĩa hệ thống từ chế độ Recovery Mode.
- Bước 1: Trước hết bạn cần khởi động lại máy Mac. Hãy nhấn và giữ tổ hợp phím Command + R trong khi máy đang khởi động lại.
- Bước 2: Hiển thị lên màn hình sẽ là thanh tiến trình. Bạn có thể thả các phím đã nhấn sau khi xuất hiện thanh tiến trình này. Máy Mac sau đó sẽ tự động chuyển về chế độ Recovery Mode.
Lưu ý, nếu chế độ Recovery Mode không xuất hiện hãy thử lại các thao tác trên một lần nữa và cần đảm bảo chính xác trong từng thao tác.
Cách 4: Sử dụng fsck trong Single-User Mode
Trong một số trường hợp, thậm chí chế độ Safe Mode hoặc Disk Utility trong OS X Recovery sẽ không thể sửa chữa vấn đề trên ổ đĩa. Cách cuối cùng là khởi động lại máy Mac và truy cập vào chế độ Single-User Mode và chạy lệnh fsck (file system check) để kiểm tra tệp tin hệ thống.
- Bước 1: Vào chế độ Single-User Mode bằng cách nhấn tổ hợp phím Command + S trong khi máy Mac đang khởi động.
- Bước 2: Người dùng sẽ được đưa vào chế độ Single-User Mode và được cung cấp một cửa sổ văn bản cho phép nhập lệnh kiểm tra tệp tin hệ thống. Ở đó bạn nhập vào dòng lệnh sau: /sbin/fsck -fy.
- Bước 3: Lệnh kiểm tra sẽ bắt đầu được thực hiện. Sau khi thực hiện xong quá trình, bạn sẽ nhận được một thông báo dạng như: "** The volume [name] appears to be OK" (tạm dịch là "dung lượng (tên ổ đĩa) ổn"). Tất nhiên đây là thông báo trong trường hợp ổ đĩa trên máy Mac của bạn không gặp vấn đề gì.
Nếu xuất hiện vấn đề, bạn có thể bắt gặp dòng thông báo sau: "***** FILE SYSTEM WAS MODIFIED *****" (tức là "tệp tin hệ thống đã bị sửa đổi"). Đây là trường hợp lệnh fsck đã phát hiện ra lỗi. Các lỗi khác có thể tiếp tục được phát hiện ngay cả khi lỗi trước đó vừa được vá xong.
Vì lý do đó, Apple khuyến cáo người dùng cần chạy lệnh fsck thêm một hoặc hai lần sau đó nếu phát hiện vẫn còn vấn đề trên ổ đĩa.
- Bước 4: Sau khi đã sửa hết các lỗi, bạn cần gõ lệnh Boot trên cửa sổ văn bản và nhấn Enter để kết thúc quá trình kiểm tra, sửa lỗi. Máy Mac sẽ khởi động lại và hoạt động như bình thường.
Trên đây là một số thủ thuật nhỏ có thể thực hiện nếu như gặp phải tình trạng lỗi ổ đĩa máy Mac. Giả sử nếu tình trạng ổ đĩa ổn định và không gặp vấn đề gì, bạn có thể chưa cần phải thường xuyên kiểm tra như vậy.
Xem thêm: cách xử lý nhanh ổ cứng Macbook bị đầy
Vào một ngày đẹp trời ổ cứng Macbook bị đầy khiến Macbook của bạn hoạt động chậm chạp, bạn không thể lưu trữ thêm dữ liệu hoặc cài đặt lại hệ điều hành cho Macbook. Vậy làm cách nào để xử lý ổ cứng Macbook bị đầy? Xem hướng dẫn sửa chữa MacBook dưới đây.
Trước hết bạn cần quản lý lại các file dữ liệu, dọn dẹp các file không cần thiết. Với công việc này bạn cần thực hiện thủ công, bạn phải rà soát lại từng file, nếu thấy file nào không cần thiết nữa thì xóa đi.
Đôi khi rác dữ liệu quá nhiều sẽ làm đầy ổ cứng Macbook, bạn cần dọn rác dữ liệu bằng các phần mềm hỗ trợ. Có những phần mềm có sẵn trên App Store, bạn cũng có thể sử dụng những phần mềm từ các hãng thứ 3.
Một số phần mềm dọn dẹp máy Mac phổ biến hiện nay:
Clean my Mac: phần mềm dọn dẹp máy Mac một cách đơn giản nhưng vô cùng hữu hiệu. Phần mềm sẽ tự động tìm và xóa các file rác, đồng thời sẽ thông báo cho bạn biết những file bạn ít sử dụng để bạn có thể xem xét xóa đi.
Disk Diag: là phần mềm dọn rác dữ liệu free cho Mac OS, phần mềm này sẽ cho bạn biết được chính xác dung lượng ổ cứng đã sử dụng, dung lượng còn trống, phần dung lượng có thể giải phóng.
Omnidisksweeper: bạn cảm thấy giật mình vì dung lượng phần Other bỗng nhiên tăng nhanh chiếm hết dung lượng ổ cứng, phần mềm Omnidisksweeper sẽ giúp bạn xử lý vấn đề ổ cứng Macbook bị đầy. Phần mềm sẽ cho biết chi tiết dung lượng của từng ứng dụng, từng file có trong máy Mac, qua đó bạn có thể xác định những file nên dọn dẹp.
Ngoài 2 cách trên, bạn có thể xử lý ổ cứng Macbook bị đầy bằng công cụ Disk Utility.
Disk Utility là công cụ hữu ích để Format ổ cứng, phân vùng ổ cứng, thậm chí có thể hữu hiệu trong việc cứu dữ liệu ổ cứng của các máy Mac.
Mở công cụ Disk Utility bằng cách nhấn tổ hợp phím Shift + Command + U.
Hộp thoại xuất hiện:
Tab First Aid:
- Verify: kiểm tra tình trạng ổ đĩa
- Repair Disk sửa lỗi ổ đĩa
Tab Erase:
- Erase: xoá dữ liệu, định dạng lại ổ đĩa…
- Erase Free Space: xoá khoảng trống, trên ổ đĩa
Tab Partition:
- Current: chọn số phân vùng tạo ra trên ổ đĩa
- Name: tên phân vùng
- Format: định dạng phân vùng
- Size: kích thước phân vùng
Tab Restore: khôi phục disk image trên ổ cứng.
Hi vọng với bài viết trên sẽ giúp các bạn xử lý nhanh lỗi ổ cứng của MacBook.
Xem thêm:
Khắc phục lỗi hư hỏng trackpad trên MacBook
Thay mặt kính màn hình Macbook bị hư hỏng
Thay thế hư hỏng Mainboard Macbook và những điều cần lưu ý
Hướng dẫn khắc phục lỗi bàn phím trên Macbook
Sửa sạc Macbook và cách sạc Macbook đúng cách
Sửa lỗi Macbook tự động tắt nguồn dễ dàng tại nhà
Cách khắc phục MacBook bị mờ màn hình
Sửa lỗi MacBook khi không có ổ đĩa DVD
Hướng dẫn sửa lỗi Macbook không nhận camera
Khắc phục lỗi MacBook bị lỗi Microphone
Sửa lỗi MacBook không sạc được pin
Sửa lỗi MacBook không nhận USB
Sửa lỗi Macbook không nhận wifi
Sửa lỗi Macbook không lên nguồn
Sửa loa Macbook Air bị rè đúng cách
Hướng dẫn chi tiết reset Macbook khi quên mật khẩu
Hướng dẫn cài đặt hệ điều hành Windows cho Macbook Retina
Cài hệ điều hành Mac OS cho MacBook như thế nào?
Hướng dẫn thay thế, nâng cấp RAM cho MacBook Pro
Hướng dẫn chi tiết nâng cấp, thay thế ổ SSD cho MacBook Air 2015
Sửa lỗi ổ cứng trên Macbook nhanh chóng, 25, Trung tâm Macbook, Uyên Vũ, Chuyên trang Trung tâm Macbook, 14/12/2016 14:15:40

MacBook Pro 15 Retina i7 8gb 256gb đẹp nguyên zin
