
Chuyên bán Macbook Pro Air nhiều dóng nguyên zin cao cấp giá bình ổn
Sửa lỗi MacBook không nhận USB
Sửa lỗi MacBook không nhận USB, 26, Trung tâm Macbook, Uyên Vũ, Chuyên trang Trung tâm Macbook, 14/12/2016 14:15:26
Nguyên nhân và cách khắc phục máy Macbook không nhận USB
Bạn sẽ thấy phía bên phải màn hình không có thông báo kết nối nhận USB, đó là biểu hiện của việc chiếc MacBook Air của bạn không có kết nối với USB. Nguyên nhân của tình trạng trên có thể là:
- Giữa USB và máy MAC không sử dụng cùng hệ thống tổ chức tập tin
- Do USB của bạn bị hư hỏng, nên khi cắm vào máy tính sẽ không thể kết nối được.
- Khe cắm USB trên Macbook bị bụi bám nhiều, do lâu ngày chưa được vệ sinh.
- Một nguyên nhân khác có thể là do khe cắm USB trên Macbook bị đứt các dây mạch kết nối.
Lưu ý: Nói về nguyên nhân chính và thường gặp nhất là do hệ thống tập tin của USB thông thường sẽ chỉ phù hợp với các máy sử dụng hệ điều hành window. Máy Macbook của Apple sử dụng hệ thống phân vùng và tổ chức quản lí ổ cứng, tập tin dựa trên công nghệ FAT, trong khi window và usb thường sẽ sử dụng NTFS, 2 hệ thống này khác biệt nhau hoàn toàn nên rất khó để USB có thể tương thích ngay với Mac trong lần đầu tiên sử dụng, hoặc do có sự cố thay đổi nào đó, nói tóm lại, luôn phải kiểm tra yếu tố này trước, vì đa phần người sử dụng ít để ý tới điều này.
Cho dù là nguyên nhân gì thì bạn cũng đều nên khắc phục tình trạng này để bạn có thể sao chép dữ liệu hay các thao tác khác một cách dễ dàng hơn, và không để việc này ảnh hưởng đến công việc của bạn. Để khắc phục được các nguyên nhân trên các bạn hãy làm theo các cách dưới đây.
- Vệ sinh khe cắm USB và gia cố kết nối
Có thể do USB của bạn lâu ngày không sử dụng nên bị bụi bám vào khe cắm quá nhiều khiến thiết bị không thể kết nối với máy tính. Bạn có thể dùng bông sạch để vệ sinh cho khe cắm USB hoặc cây chổi mềm nhỏ để vệ sinh khe cắm USB.
Sau khi vệ sinh khe cắm USB xong bạn gia cố lại kết nối giữa USB với máy tính, để các dây mạch trong USB có thể tiếp xúc được với máy tính được dễ dàng hơn. bạn cũng thử tháo ra cắm vào lặp đi lặp lại vài lần để độ tiếp xúc của khe cắm máy tính với USB cọ sát và kết nối được với nhau.
- Thay thế USB mới khác
Nếu như bạn đã thử vệ sinh và gia cố lại kết nối với máy Macbook của bạn mà thiết bị vẫn không cho phép nhận USB thì bạn thử dùng USB đó kết nối thử với một chiếc máy tính khác xem sao. Nếu kết quả là thiết bị máy tính đó vẫn không thể kết nối với USB của bạn. Thì điều này chứng tỏ USB của bạn bị đã bị hư hỏng. Việc bạn cần làm lúc này là bạn nên mua một chiếc USB khác để sử dụng thay cho chiếc USB cũ bị hư hỏng.
- Kiểm tra khe cắm USB trên Macbook
Nếu nguyên nhân Macbook không nhận USB không phải là do chiếc USB bị hư hỏng thì chắc chắn là nguyên nhân xảy ra do máy Macbook của bạn. Bạn nên sửa chữa MacBook bằng cách vệ sinh khe cắm USB trên máy tính bằng cách dùng cây chổi mềm nhỏ quét nhẹ vào khe cắm USB trên máy Macbook. Việc làm này sẽ lấy đi phần bụi bẩn được bám vào khe cắm USB và gia tăng độ kết nối giữa USB và máy Macbook. Bạn hãy thực hiện cách làm này nếu thiết bị của bạn báo lỗi không nhận USB nhé.
- Quét tìm lại thiết bị ngoại vi trên máy Macbook
Sau khi bạn vệ sinh khe cắm trên máy Macbook rồi mà thiết bị vẫn không thể kết nối với USB thì bạn có thể quét tìm lại thiết bị ngoại vi bằng cách dùng chuột phải nhấn vào biểu tượng máy tính (Mycomputer) sau đó chọn Properties, ở trong phần Control Panel Home bạn nhấn vào Device Manager.
Trong cửa sổ của Device Manager bạn nhấn chuột phải vào tên máy tính của bạn rồi chọn Scan for hardware changes.
Thao tác này giúp cho máy tính của bạn quét tìm lại các thiết bị ngoại vi vừa được kết nối với máy Macbook. Cách làm này sẽ giúp bạn có thể kết nối lại được với máy Macbook, nếu sau khi bạn đã vệ sinh USB và khe cắm USB trên máy tính rồi thì bạn hãy thực hiện theo cách này nhé.
- Cố định lại sợi cáp USB với bao mạch máy tính
Một giải pháp khác khi chiếc Macbook của bạn không nhận USB là bạn có thể kiểm tra và cố định lại sợi cáp USB với bao mạch máy tính. Tuy nhiên, nếu bạn chưa từng có kinh nghiệm trong việc này thì tốt nhất bạn nên mang máy Macbook của bạn tới cửa hãng sửa chữa để được giúp đỡ. Như vậy bạn sẽ yên tâm không sợ thao tác sai làm hư hỏng thêm những phần khác trong máy tính.
Trên đây là chia sẻ cho các bạn một số cách khắc phục khi Macbook của bạn không nhận USB. Hy vọng những cách làm này sẽ giúp bạn khắc phục được tình trạng trên để nó không làm ảnh hưởng đến công việc của bạn.
Hướng dẫn hai cách tạo USB cài đặt Mac OS X
Hệ điều hành Mac OS X vốn được đánh giá là một nền tảng ổn định và ít khi gặp lỗi, tuy nhiên vẫn có nhiều trường hợp bạn sẽ cần phải cài đặt lại OS X ví dụ như hệ thống bị lỗi không khởi động, thay ổ cứng mới,...nhưng lại không có đĩa DVD hay ổ đĩa quang để cài lại. Trong trường hợp này bạn có thể tự tay tạo một USB khởi động để cài lại hệ điều hành theo hướng dẫn dưới đây.
- Tạo usb cài đặt bằng Terminal
Chuẩn bị:
- Ổ lưu trữ ngoài như USB, Firewire, thẻ SD,... dung lượng ít nhất 8GB. Ổ lưu trữ của bạn sẽ bị xoá sạch dữ liệu nên bạn cần backup trước.
- Lên Mac App Store, tải về bản OS X mong muốn, ví dụ như 10.9. Lưu ý bạn chỉ cần bấm Install để tải về và không cần chạy cài đặt sau khi tải xong.
- Sau khi tải xong file bạn cần giải nén để lấy file cài đặt dạng "Install OS X.app"
Hướng dẫn:
- Dùng Disk Utility (tìm trong Spotlight) và tiến hành format USB của bạn với định dạng "Mac OS Extended (Journaled)"
- Chọn ổ đĩa > vào Partition > dưới Partition Layout chọn "1 Partition" (nếu bạn muốn dùng ổ cứng và tạo phân vùng cài đặt riêng thì có thể chọn chia làm 2 partition với dung lượng ít nhất là 6GB).
- Chọn Options > GUID Partition Table > OK
- Nhấn Apply và sau đó thoát Disk Utility.
- Bây giờ bạn mở Terminal, thực hiện lệnh sau:
sudo <đường dẫn đến file cài đặt OS X>.app/Contents/Resources/createinstallmedia --volume /Volumes/<phân vùng USB đã đặt tên> --applicationpath <đường dẫn đến file cài đặt OS X>.app --nointeraction
Ví dụ:
sudo /Applications/Install\ OS\ X\ Yosemite.app/Contents/Resources/createinstallmedia --volume /Volumes/Untitled --applicationpath /Applications/Install\ OS\ X\ Yosemite.app --nointeraction
- Nhập mật khẩu admin và chờ quá trình thực hiện. Bạn sẽ thấy như bên dưới:
Về độ khó thì cách này yêu cầu bạn cần biết một chút về terminal nên không khuyến khích những ai không biết gì thực hiện. Tuy nhiên cách này đem đến độ ổn định cao, nhanh và ít lỗi.
- Tạo usb cài đặt bằng Diskmaker X
Chuẩn bị:
- DiskMaker X: DiskMaker X (formerly Lion DiskMaker)
- Ổ lưu trữ ngoài như USB, Firewire, thẻ SD,... dung lượng ít nhất 8GB. Ổ lưu trữ của bạn sẽ bị xoá sạch dữ liệu nên bạn cần backup trước.
- Lên Mac App Store, tải về bản OS X mong muốn, ví dụ như 10.9. Lưu ý bạn chỉ cần bấm Install để tải về và không cần chạy cài đặt sau khi tải xong. Hoặc, tải về file cài từ topic này Tổng hợp link tải FShare cho Mac OS X
Hướng dẫn từng bước:
- Chạy DiskMaker X và bạn sẽ thấy cửa sổ thông báo lựa chọn.
- Bạn chọn vào phiên bản OS X mình muốn tạo USB Boot, ví dụ như Mavericks (10.9)
- Chọn "Use this copy".
Lưu ý ở đây nếu bạn chưa tải về OS X từ Mac App Store thì bạn cần phải tải về trước, còn nếu không bạn có thể tìm một file khác trên mạng để tạo USB và chọn vào "Use another copy". Trong cửa sổ tiếp theo, nếu bạn đang dùng ổ USB thì chọn vào "An 8 GB USB thumb drive" còn nếu bạn muốn sử dụng ổ lưu trữ khác thì chọn "Another kind of disk".
- Trong cửa sổ tiếp theo chúng ta sẽ chọn ổ USB của mình và chọn vào "Choose this disk".
- Tiếp tục chọn "Erase then create the disk".
- Ở bước này bạn sẽ cần cung cấp tài khoản Admin để thực hiện.
- Sau đó quá trình tạo USB khởi động sẽ thực hiện.
- Một khi DiskMaker X hoàn tất quá trình tạo USB bạn sẽ thấy một cửa sổ thông báo.
Mặc dù Diskmaker dùng khá dễ nhưng trong các phiên bản mới có vẻ như độ ổn định không tốt nên thường việc tạo USB sẽ bị lỗi treo.
Như vậy là bạn đã có một USB sẵn sàng để làm ổ cài đặt cho OS X. Bạn sẽ phải khởi động lại máy tính đồng thời giữ nút Option, đến khi màn hình thông báo lựa chọn startup disk thì chọn vào USB của mình để cài đặt lại.
Xem thêm:
Khắc phục lỗi hư hỏng trackpad trên MacBook
Thay mặt kính màn hình Macbook bị hư hỏng
Thay thế hư hỏng Mainboard Macbook và những điều cần lưu ý
Hướng dẫn khắc phục lỗi bàn phím trên Macbook
Sửa sạc Macbook và cách sạc Macbook đúng cách
Sửa lỗi Macbook tự động tắt nguồn dễ dàng tại nhà
Cách khắc phục MacBook bị mờ màn hình
Sửa lỗi MacBook khi không có ổ đĩa DVD
Hướng dẫn sửa lỗi Macbook không nhận camera
Khắc phục lỗi MacBook bị lỗi Microphone
Sửa lỗi MacBook không sạc được pin
Sửa lỗi ổ cứng trên Macbook nhanh chóng
Sửa lỗi Macbook không nhận wifi
Sửa lỗi Macbook không lên nguồn
Sửa loa Macbook Air bị rè đúng cách
Hướng dẫn chi tiết reset Macbook khi quên mật khẩu
Hướng dẫn cài đặt hệ điều hành Windows cho Macbook Retina
Cài hệ điều hành Mac OS cho MacBook như thế nào?
Hướng dẫn thay thế, nâng cấp RAM cho MacBook Pro
Hướng dẫn chi tiết nâng cấp, thay thế ổ SSD cho MacBook Air 2015
Sửa lỗi MacBook không nhận USB, 26, Trung tâm Macbook, Uyên Vũ, Chuyên trang Trung tâm Macbook, 14/12/2016 14:15:26

MacBook Pro 15 Retina i7 8gb 256gb đẹp nguyên zin
